THOÁI HÓA XƯƠNG KHỚP LÀ GÌ
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có đặc điểm là nứt vỡ và mất sụn khớp cùng với những thay đổi khác của khớp, bao gồm phì đại xương (hình thành gai xương).
Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bị hư hại, tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật cho người bệnh.
VỊ TRÍ THOÁI HÓA KHỚP:
Cơ thể chúng ta có 6 vị trí khớp dễ bị thoái hóa gồm
- Thoái hóa khớp gối: Khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị rách hoặc hao mòn, Phần xương khớp gối không còn được lớp sụn bảo vệ chà xát lên nhau gây đau đớn, viêm sưng dần dần hình thành lên các gai xương dẫn đến bệnh gai khớp gối gây đau đớn cho người bệnh.
- Thoái hóa khớp háng: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng đi lại khó khăn, cơn đau có thể nhói buốt hoặc âm ỉ một phần hông và đùi
- Thoái hóa khớp cùng chậu: Bệnh nhân có cảm giác đau thắt lưng, tê bì phần chân khi ngồi lâu, ngồi một tư thế, mệt mỏi. Là tình trạng viêm sưng và đau ở khớp nối xương cụt với xương cánh trên, người bệnh có thể bị 1 khớp hoặc cả 2 khớp cùng chậu.
- Thoái hóa đốt sống cổ ( Hay còn gọi là gai đốt sống cổ ) Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp có thể kích thích các dây thần kinh cột sống, gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể
- Thoái hóa khớp cổ tay: Thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay bị suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, giảm sức chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Viêm khớp thoái hóa cổ chân thường hay thường gặp ở người trên 40 hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá… Bệnh tiến triển chậm, với các triệu chứng ban đầu mơ hồ, khó nhận biết. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, cảm giác nặng nề và kém linh hoạt khi vận động. Những cơn đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương.
NGUYÊN NHÂN BỊ THOÁI HÓA KHỚP: Gồm 2 nguyên nhân chính
NGUYÊN PHÁT
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
THỨ PHÁT:
- Do di truyền: Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
- Do thừa cân béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống.
- Do chấn thương: Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm khớp thoái hóa.
- Làm việc quá sức: Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay chân như bốc vác, làm việc thủ công đòi có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân cao hơn.
- Ảnh hưởng các bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp.
CÁCH PHÒNG TRÁNH:
Mặc dù tình trạng viêm do thoái hóa khớp phổ biến hơn khi chúng ta già đi, nhưng đây không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Khi các nhà nghiên cứu làm việc để tìm hiểu nguyên nhân của viêm xương khớp, họ có thể đưa ra lời khuyên để giúp ngăn ngừa bệnh hoặc sự tiến triển của bệnh và giảm bớt ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bạn.
- Kiểm soát trọng lượng: Nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý, việc duy trì cân nặng đó giúp bạn có thể ngăn ngừa phát triển bệnh.
- Rèn luyện sức khỏe từ việc tập luyện thể dục: Một chế độ luyện tập khoa học giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe cũng như nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên để tránh chấn thương không đáng có bạn nên tập luyện với cường độ hợp lý, có hướng dẫn viên kèm theo để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến các khớp.
- Tránh chấn thương: Bị chấn thương khớp khi còn trẻ có thể dẫn đến thoái hóa khớp cùng khớp khi lớn tuổi. Nếu bạn bị chấn thương khớp, điều quan trọng là phải được điều trị y tế kịp thời và thực hiện các bước để tránh tổn thương thêm.
- Ăn uống khoa học: Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng này như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp bảo về sụn khớp như Glucosamine, Calci, Chondroitine…..